Phân biệt Giấy khai sinh và Trích lục Giấy khai sinh

12/08/2024    151    5/5 trong 1 lượt 
Phân biệt Giấy khai sinh và Trích lục Giấy khai sinh
Giấy khai sinh và Trích lục Giấy khai sinh là hai loại giấy tờ quan trọng, tuy nhiên, chúng có những đặc điểm và công dụng khác nhau. Dưới đây là sự phân biệt giữa hai loại giấy tờ này cùng với hướng dẫn cách xin Trích lục Giấy khai sinh.

Giấy khai sinh và Trích lục giấy khai sinh là gì?

Giấy Khai Sinh

Giấy khai sinh là tài liệu pháp lý chứng nhận sự ra đời của một người. Đây là giấy tờ gốc được cấp cho mỗi cá nhân ngay sau khi sinh, ghi nhận đầy đủ thông tin cơ bản như tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, và thông tin về cha mẹ. Giấy khai sinh thường được lưu giữ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nơi đăng ký khai sinh.

Các thông tin trên Giấy khai sinh bao gồm:

  • Họ tên người được cấp
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Giới tính
  • Địa chỉ nơi sinh
  • Thông tin về cha mẹ
  • Thông tin người đi đăng ký khai sinh

Giấy khai sinh thường được yêu cầu khi thực hiện các thủ tục pháp lý, như đăng ký học cho trẻ, làm hộ chiếu, xin visa đi nước ngoài, nộp hồ sơ định cư.

Trích Lục Giấy Khai Sinh

Trích lục Giấy khai sinh là bản sao rút gọn, được sao chép từ Giấy khai sinh gốc. Trích lục chỉ chứa những thông tin cơ bản về người được cấp giấy, và thường được cấp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức liên quan. Các thông tin trên bản sao trích lục giấy khai sinh thường bao gồm những thông tin tương tự như giấy khai sinh bản gốc, ngoài ra còn có thông tin về số sổ đăng ký khai sinh và ngày cấp giấy khai sinh gốc. Trích lục Giấy khai sinh thường được sử dụng với giá trị tương đương Giấy khai sinh bản chính.

Cách xin Trích lục Giấy khai sinh

Nếu bạn cần xin Trích lục Giấy khai sinh, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ Sơ

  • Đơn yêu cầu cấp Trích lục Giấy khai sinh (theo mẫu có sẵn hoặc viết tay)
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu (bản sao và bản chính để đối chiếu)
  • Giấy khai sinh gốc (nếu có) hoặc thông tin cần thiết để tra cứu

Bước 2: Nộp Đơn Tại Cơ Quan Có Thẩm Quyền

  • Đến cơ quan đăng ký hộ tịch nơi đã cấp Giấy khai sinh gốc, thường là Phòng Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
  • Nộp hồ sơ và đơn yêu cầu tại cơ quan này.

Bước 3: Nhận Trích Lục

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và xử lý yêu cầu của bạn. Thời gian cấp Trích lục Giấy khai sinh thường mất từ 3-7 ngày làm việc, tùy thuộc vào từng địa phương.
  • Bạn sẽ nhận được Trích lục Giấy khai sinh tại cơ quan đã nộp hồ sơ, hoặc qua dịch vụ bưu điện nếu có yêu cầu.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp Giấy khai sinh bị mất hoặc hư hỏng, bạn cần phải làm lại Giấy khai sinh gốc trước khi xin Trích lục.
  • Nếu bạn đang ở nước ngoài hoặc không thể đến cơ quan địa phương, có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam.
  • Nếu bạn hiện đang không thể có mặt để thực hiện thủ tục này, có thể uỷ quyền cho người thân.
*Xin lưu ý: Tất cả bài viết trên website này đều được biên soạn theo kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân tại thời điểm viết bài, và chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thông tin chính xác và mới nhất, vui lòng kiểm tra trên các website của chính phủ. Để được tư vấn trực tiếp, vui lòng click vào nút bên dưới.


Những câu hỏi thường gặp

1. Giấy khai sinh có thời hạn không?

Giấy khai sinh tại Việt Nam không có thời hạn sử dụng cụ thể, nghĩa là nó có giá trị pháp lý vô thời hạn.

2. Bản sao Trích lục Giấy khai sinh có thời hạn bao lâu?

Bản sao trích lục giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, một số cơ quan có thể yêu cầu bản sao trích lục giấy khai sinh không quá 6 tháng hoặc có thể yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin. Ví dụ: khi xin visa Hàn Quốc.

3. Phỏng vấn định cư Mỹ có cần đem theo giấy khai sinh gốc không?

Bạn bắt buộc đem theo giấy khai sinh bản gốc, hoặc bản sao trích lục đến buổi phỏng vấn định cư Mỹ.

4. Xin bản sao Giấy khai sinh ở đâu?

Hồ sơ xin cấp bản sao giấy khai sinh có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi đã đăng ký khai sinh của bạn. Hiện nay, bạn cũng có thể xin online tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

5. Có được xin lại Giấy khai sinh gốc không?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu công dân được đăng ký và cấp giấy khai sinh từ ngày 01/01/2016 trở đi, nhưng sau đó bị mất thì sẽ không được đăng ký và cấp lại bản chính giấy khai sinh.
Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ với cơ quan đăng ký hộ tịch nơi trước đây đã đăng ký khai sinh để yêu cầu trích lục bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc.

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài lâu năm có xin trích lục lại Giấy khai sinh được không?

Được. Nghị định số 83/1988/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch có quy định về đăng ký lại việc sinh cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cụ thể như sau:
- Về thẩm quyền: Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc UBND cấp tỉnh nơi thường trú của người đó trước khi xuất cảnh hoặc nơi họ đã đăng ký khai sinh trước đây
- Về thủ tục: Người xin đăng ký lại việc sinh phải nộp đơn và xuất trình các giấy tờ tuỳ thân như hộ chiếu, thẻ xanh, CMND, sổ hộ khẩu trước đây nếu có,...

Bình luận